Ô nhiễm không khí đô thị ngoài trời ước tính đang gây ra 1,3 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Trong đó, trẻ em đặc biệt có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự non trẻ của hệ thống hô hấp của cơ thể. Cũng theo phân tích của WHO, có sự tương quan thuận giữa tỷ lệ tử vong do viêm phổi và ô nhiễm không khí do phát thải xe cơ giới (khí thải giao thông). Khí thải giao thông được biết đến như là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn trên thế giới bởi nó thải ra môi trường xung quanh một lượng đáng kể các hạt vật chất PM (viết tắt của từ Particulate Matter, hay còn được gọi là hạt bụi), cũng như các chất ô nhiễm khí như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, chủ yếu là NOx, CO và SOx. Các chất ô nhiễm này có tác động không tốt đến sức khỏe con người, không khí cũng như khí hậu.
Do đó, nhiệm vụ quản lý và phân tích một cách có hiệu quả, chính xác sự ô nhiễm không khí cần phải là một mục tiêu quan trọng của các quốc gia trên thế giới nói chung và tại các thành phố đông dân tại Việt Nam nói riêng.
Trước đây, để quản lý các chỉ số môi trường, chúng ta thường bắt gặp các mô hình quan trắc môi trường truyền thống, giám sát tại chỗ. Các trạm quan trắc này được xây dựng với nhiều thiết bị phân tích dữ liệu hiện đại, có độ chính xác cao và phải có người điều hành. Trạm quan trắc cố định có kích thước lớn (cỡ 1 căn nhà) và rất tốn chi phí do nó phải có khả năng giám sát môi trường xung quanh với phạm vi đủ rộng. Tuy nhiên, những đặc trưng cơ bản của trạm quan trắc cố định như kích thước lớn, nặng và đặc biệt là rất tốn kém, khiến nó không thể triển khai trong phạm vi thành phố, nơi mật độ dân cư thường rất đông và có nhiều vật cản, làm cho việc đo đạc không chính xác và khách quan.
Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đã có nhiều phương thức hiệu quả hơn. Một trong số đó là tận dụng công nghệ Internet of Things (hay còn gọi là IoT). Cụ thể, các điểm quan trắc có kích thước nhỏ, mỗi điểm quan trắc được gắn các cảm biến cần thiết cho việc lấy thông tin về môi trường được sử dụng.
Giải pháp IoT cho phép thực hiện việc đo lường, thu thập và truyền nhận dữ liệu không dây từ hệ thống các cảm biến/đầu đo về trung tâm tích hợp dữ liệu để phân tích, xử lý trên nền điện toán đám mây. Các ứng dụng IoT được phát triển trên nền điện toán đám mây cho phép phân tích xử lý và chuyển đổi khối lượng dữ liệu lớn từ vô số các cảm biến đo lường.
Giám sát thông số môi trường sống là rất quan trọng và vô cùng cấp bách tại các nước đang phát triển như nước ta. Giờ đây với hệ thống mạng kết nối vạn vật, cho phép ta có thể triển khai được hệ thống quan trắc các thông số môi trường tại khu vực chúng ta sống hoặc các khu công nghiệp nhằm kiểm soát liên tục theo thời gian thực chất lượng môi trường.
Để hiện thực hóa việc đó, việc tìm kiếm một nền tảng IoT để lưu trữ và hiển thị dữ liệu là điều hết sức cần thiết. Và nền tảng IoT hoàn toàn đủ khả năng cho phép bạn cấu hình các cảm biến môi trường và giám sát chúng thông qua ứng dụng điện thoại hoặc trang web quản lý. Đồng thời nền tảng E-Ra còn có thể giúp bạn nhận được các thông báo cảnh báo khi các chỉ số môi trường vượt qua mức cho phép để kịp thời xử lí. Với công nghệ IoT và nền tảng E-Ra, việc giám sát, quan trắc môi trường sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đóng góp vào việc xây dựng thành phố thông minh, đô thị hiện đại.
Mời mọi người xem qua một video thực tế về trạm giám sát môi trường môi trường ngoài trời nhé:
Nguồn tham khảo:
PGS.TS Hồ Quốc Bằng Và Th.S Phan Đình Thế Duy (2018), Xu Hướng Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Mạng Lưới Kết Nối Vạn Vật Trong Quan Trắc Chất Lượng Chất Lượng Nước Và Không Khí, Trung Tâm Thông Tin Và Thống Kê Khoa Học Và Công Nghệ, 35tr.